A – Z các loại móng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng

Móng công trình là gì? là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình, nó liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường… Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền công trình.

cac-loai-mong-cong-trinh

Phân loại móng công trình dân dụng

Có nhiều cách phân loại móng. Bài viết này Phú Gia Khang Arc chỉ đề cập đến phân loại theo chiều sâu chôn móng.

mong-cong-trinh

Móng nông

Là móng khi chịu tải trọng nếu không tính đến ma sát hông của của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông; Một số loại móng nông thường gặp: Móng băng; Móng đơn; Móng bè …

mong-cong-trinh-0

Móng sâu

Là móng thường dùng cho các công trình có tải trọng lớn; Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, cọc barét, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép…

mong-cong-trinh-2

Cấu tạo móng công trình dân dụng

Móng đơn

Là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu.

mong-cong-trinh-1

Móng băng

Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Thường dùng dưới tường nhà, dưới tường chắn, dưới dãy cột. Khi dùng móng băng dưới dãy cột theo hai hướng gọi là móng băng giao thoa.Đặc điểm của móng băng là làm giảm sự lún không đều, tăng độ cứng cho công trình. Móng băng được xây bằng đá, gạch, bê tông hay BTCT

mong-cong-trinh-3

Móng bè

Móng bè được sử dụng cho các công trình xây dựng trên lớp địa chất có khả năng chịu tải tương đối tốt hoặc có tải trọng lớn. Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè.

Giải thích: a, Móng bè bản phẳng; b, Móng bè bản phẳng có gia cường mũ; c,Móng bè bản sườn dưới; d, Móng bè bản sườn trên

mong-cong-trinh-4

Móng cọc

Móng cọc thuộc loại móng sâu, là loại móng khi tính sức chịu tải theo đất nền có kể đến thành phần ma sát xung quanh móng với đất và có chiều sâu chôn móng khá lớn so với bề rộng móng.

mong-cong-trinh-5

Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc.

Cọc: là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất đá sâu hơn và đảm bảo cho công trình được ổn định.

Đài cọc: là kết cấu dùng để liên kết các cột lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.

Cấu tạo đài cọc: Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cột lại với nhau. Thường chế tạo bằng BTCT đổ tại chỗ có mác bê tông >= 200; Khoảng cách giữa các cọc trong đài >= 3d

mong-cong-trinh-6

Cấu tạo cọc: Cọc BTCT chế tạo sẵn được bố trí từ 4 đến 8 thanh thép chịu lực, trong phạm vi 1m tính từ đầu cọc và 0,5m tính từ mũi cọc thì tăng cường thêm cốt đai (khoảng cách cốt đai a= 5cm)

mong-cong-trinh-7

Như vậy, qua bài viết A – Z các loại móng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng do công ty xây dựng tại Quảng Ngãi Phú Gia Khang Arc chia sẻ giúp khách hàng hiểu hơn về các loại móng trong xây dựng.

Phú Gia Khang Arc

Xin chào! Tôi là KTS Bùi Phú An, là giám đốc của Công Ty TNHH Kiến trúc Xây dựng Phú Gia Khang Arc. Với niềm đam mê vô hạn về lĩnh vực thiết kế nhà ở. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những thông tin, xu hướng thiết kế, hình ảnh đẹp nhất về kiến trúc xây dựng, nội thất đến với cộng đồng.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.