Liên quan đến lĩnh vực xây dựng có khái niệm về móng đơn, cấu tạo móng đơn, ứng dụng và công thức tính móng đơn chuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn đặt ra, đảm bảo an toàn, chất lượng. Mời bạn cùng tổng thầu xây dựng tại Quảng Ngãi PGK phân tích các vấn đề liên quan đến móng đơn, móng đơn trong xây dựng nhà tạm, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng,…
Móng đơn là gì?
Móng đơn là một khái niệm trong ngành xây dựng, chỉ loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình xây dựng có tải trọng nhẹ hoặc tương đối nhẹ, và các công trình có trọng tải vừa để tiết kiệm chi phí. Móng đơn dùng trong xây dựng nhà dân sinh, nhà tạm, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng, nhà 4 tầng, cột trụ của cầu,… trên các nền đất có độ cứng tương đối và nền đất phải ổn định.
Về hình dáng và kích thước, móng đơn có nhiều loại như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Tùy vào quy mô công trình mà hình dáng, kích thước móng đơn sẽ khác nhau. Thi công móng đơn tiết kiệm chi phí, nhưng kén công trình, nên khi thi công các kỹ sư sẽ nghiên cứu kỹ điều kiện trước khi quyết định có thi công được móng đơn hay không.
Cấu tạo của móng đơn gồm những gì?
Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, thông thường sẽ bao gồm một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ duy nhất, có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền công trình, phần lực ma sát và lực dính của đất xung quanh móng được bỏ qua. Về chi tiết, cấu tạo của móng đơn bao gồm 4 bộ phận cơ bản sau:
Móng (hay còn gọi là bản móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải, được tính toán để có kích thước hợp lý. Khi thiết kế bản móng các kiến trúc sư sẽ cân đối sao cho phù hợp nhất với tổng thể công trình.
Giằng móng (hay còn gọi là đà kiềng): Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.
Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng. Chi tiết có thể liên hệ với các kiến trúc sư kinh nghiệm để được tư vấn.
Lớp bê tông lót: Thường dày 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.
Cấu tạo của móng đơn tuy đơn giản nhưng đòi hỏi những yêu cầu cao của kỹ thuật. Trong công trình, không thành phần nào là không quan trọng, vì vậy khi thiết kế và thi công nên đặt chữ tâm lên hàng đầu, đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo an toàn, toàn diện hiện tại và sau này.
Phân loại móng đơn
Móng đơn được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí và có mối quan hệ mật thiết với việc đưa ra lựa chọn khi thiết kế công trình, tùy vào các ngữ cảnh khác nhau. (Công thức tính móng đơn sẽ được đề cập ở nội dung bên dưới).
# Phân loại móng đơn dựa vào độ cứng của móng
Dựa theo độ cứng của móng, móng đơn được chia thành 3 loại mềm, cứng và cứng hữu hạn, rất dễ phân biệt các loại với nhau:
- Móng đơn mềm: Là loại móng đơn có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền, khả năng biến dạng lớn, chịu uốn nhiều, móng mềm có tỉ lệ cạnh dài/ngắn > 8 (chi tiết tìm hiểu sâu hơn ở các tài liệu về xây dựng).
- Móng đơn cứng: Loại móng có độ cứng rất lớn, cực kỳ lớn, khả năng biến dạng rất bé, gần như bằng 0. Móng đơn cứng được làm từ gạch, đá, bê tông.
- Móng cứng vừa, cứng hữu hạn: Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8. Độ cứng tương đối, cứng hơn móng mềm, nhưng nhỏ hơn móng cứng.
# Phân loại móng đơn dựa vào đặc điểm của tải trọng
Dựa vào đặc điểm tải trọng, móng đơn nói riêng và móng nói chung được chia thành 5 loại phổ biến, bạn có thể tham khảo các loại sau đây:
- Móng chịu tải trọng đúng tâm.
- Móng chịu tải trọng lệch tâm.
- Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…).
- Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …).
- Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.
Phân loại móng đơn dựa vào phương thức chế tạo
Dựa theo phương thức chế tạo móng đơn có thể được phân làm 2 loại, móng toàn khối và móng lắp ghép, định nghĩa 2 loại móng này được phát biểu như sau:
- Móng toàn khối: Móng được làm bằng các vật liệu khác nhau, chế tạo ngay tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).
- Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công móng công trình.
Phân loại móng đơn dựa vào chất liệu
- Móng đơn thép: được tạo nên từ thép chất lượng, cốt thép móng đơn có thể gia công tại hiện trường hoặc tại các nhà máy. Nhưng phải thực hiện theo đúng quy cách bản vẽ kỹ thuật. Làm sạch tất cả các bề mặt công trường, lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế. Trong công tác nối – hàn cần đảm bảo các mối nối chắc chắn. Tránh bén hơi nóng làm cháy cốp pha. Các cây thép phải được đảm bảo không dính bùn đất, dầu mỡ, rỉ sét. Nếu trường hợp các thanh sắt bị bẹp hoặc cắt giảm tiết diện không được vượt quá 2%.
- Móng đơn cừ tràm: Để thi công móng đơn cừ tràm vững chắc cần xử lý một nền móng cứng cáp trước. Dùng cừ tràm để gia cố là biện pháp được sử dụng nhiều trong xây dựng. Bởi độ tiện lợi cùng với giá thành khá rẻ so với vật liệu tổng hợp khác. Móng cốc là đơn vị chịu tải trung gian. Truyền trọng lượng từ công trình xuống lớp đất nền. Và lớp đất nền này được gia cố bằng các cọc cừ tràm. Hàng loạt các công trình sử dụng móng cừ tràm vẫn chất lượng và có đánh giá an toàn cao.
Ngoài ra còn có các loại móng nền khác trong xây dựng như móng băng, móng bè, móng cọc,… khi được gia cố đúng kỹ thuật đạt chất lượng nhất định đều rất vững chắc.
Công thức tính móng đơn chuẩn
Tính toán móng đơn sẽ được áp dụng các nhà dân dụng, nhà xí nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten … Khi gặp phải trường hợp chịu tải trọng lớn cần phải mở rộng đáy móng. Tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Nhược điểm của móng cốc chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải.
Nhưng để khắc phục thì gia cố nền đất bằng cừ tràm sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Giúp tăng khả năng chịu tải của đất lên tới 8 tấn/1m2. Mọi tính toán về độ chịu tải cừ tràm đều liên quan mật thiết với móng. Vì vậy tính toán móng đơn kết hợp gia cố cừ tràm là giải pháp hàng đầu của các nhà thầu.
Biến dạng nền không quá lớn thì chúng ta áp dụng lý thuyết đàn hồi tính các đặc trưng biến dạng. Tận dụng khả năng làm việc của nền trong giai đoạn biến dạng tuyến tính. Đối với công thức tính thể tích móng đơn do nhà thầu thiết kế có hình dạng như thế nào: hình chóp. hình trụ thẳng, đa diện. Mỗi hình dạng sẽ có một công thức tính thể tích riêng. Từ đó áp dụng để tính toán chính xác được số liệu cần thiết nhất.Công thức tính móng đơn theo đúng quy trình kỹ thuật.
Nguyên tắc để xác định kích thước đáy móng:
Để bảo bảo đúng kinh tế, kỹ thuật thì dạng nền của móng không được quá lớn, có khả năng đàn hồi và tận dụng khả năng làm việc tối đa của nền trong quá trình biến dạng tuyến tính.
CT: Ptb ≤ Rtc
Tải trọng đúng tâm:
Tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc
Trong đó:
Ptb , Pmax : Là áp suất móng trung bình và lớn
Rtc: Là cường độ tiêu chuẩn của đất nền
CT: Rtc = m ( A1/4 . y. b + B. q + D.c)
Trong đó:
A1/4 , B, D : hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất
b: chiều rộng của móng
c: lực dính của nền đất
q: tải trọng bên móng
m: các hệ số, điều kiện làm việc của nền
Kích thước móng chịu tải đúng tâm: Ptb = ( Ntc + G) / ( I.b )
Ptb = ( Ntc / a.b2 ) + Ytb. H.m
A = I / b
Trong đó:
Yyb: Trọng lượng riêng, trọng lượng trung bình của đất, móng
Hm: Chiều sâu để đặt móng
G: Trọng lượng móng, đất ở trên
Từ Ptb = Rtc ta có:
(Ntc / α.b²) + γtb.Hm = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)
γtb.Hm = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)
Chiều rộng được xác định như sau : b³ + k1b² – k2 = 0
Trong đó:
Các hệ số M1,M2, M3 phụ thuộc góc ma sát ϕtc.
Lời kết
Qua công thức tính toán móng đơn và các thông tin liên quan về móng đơn mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp lại thì Thiết kế xây dựng ở Quảng Ngãi Phú Gia Khang hy vọng đã cung cấp đến quý bạn đọc một vài thông tin hữu ích. Bạn cần thêm thông tin vui lòng liên hệ với kiến trúc sư để được tư vấn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng Phú Gia Khang Arc
- Địa chỉ: 230 Hoàng Văn Thụ, P. Quảng Phú, Tp. Quảng Ngãi
- Điện thoại: 0983 019830 – 0777 979552
- MST: 4300816540
- Email: phugiakhang.arc@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/pgkrac
- Website: www.pgk.vn
- Bản đồ: https://bit.ly/3agpyTq